Immanuel Kant
(1724-1804)

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 300 năm ngày sinh của triết gia Immanuel Kant (1724-1804), một trong những nhà triết học có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử triết học phương Tây. Triết lý của Kant, đặc biệt là về đạo đức và pháp quyền, đã để lại dấu ấn không chỉ trong lĩnh vực triết học mà còn trong các ngành khoa học xã hội, nhân văn, và pháp lý. Những quan điểm của ông về đức lý và pháp quyền tiếp tục được nghiên cứu, tranh luận và áp dụng trong việc xây dựng và thực thi pháp luật hiện đại.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, những vấn đề liên quan đến đạo đức và pháp quyền trở nên càng cấp thiết và cần được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Các thách thức mới về công nghệ, môi trường, và xã hội đòi hỏi phải có những hướng tiếp cận liên ngành để giải quyết một cách hiệu quả. Hội thảo quốc tế về chủ đề “Đức lý và Pháp quyền: Những hướng tiếp cận Triết học và Khoa học liên ngành” nhằm tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, học giả, và chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan trao đổi, chia sẻ và thảo luận về những vấn đề này.

Trên cơ sở đó, Trường Đại học Thái Bình Dương (Khoa Luật và Quản lý nhà nước), với sự đồng hành của Trường Đại học Luật (Đại học Huế), sẽ đồng tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề trên, nhằm góp phần thúc đẩy sự hiểu biết thêm về mối quan hệ giữa đức lý và pháp quyền, cũng như những ứng dụng của các lý thuyết này trong thực tiễn quản lý nhà nước và khoa học pháp lý.

THÔNG TIN HỘI THẢO

Thời gian và địa điểm

BAN TỔ CHỨC

Đơn vị chủ trương:

Đơn vị chủ trì:

Đơn vị đồng chủ trì:

Các đơn vị đồng hành:

 
 

Chương trình hội thảo

TT

Nội dung

Trình bày

Giờ

1.

Đón khách

Ban tổ chức

13:00

2.

Phát biểu chào mừng

GS.TS. Đào Văn Đông,

Hiệu trưởng, Trường Đại học Thái Bình Dương

13:30

3.

Phát biểu khai mạc và đề dẫn

PGS.TS. Nguyễn Duy Phương, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Luật, Đại học Huế

13:45

 

ĐỒNG CHỦ TRÌ PHIÊN 1

(Anh – Việt)

PGS.TS. Trương Hồ Hải; GS.TS. Đào Văn Đông;
PGS.TS. Nguyễn Duy Phương

 

4.

Speech Immanuel Kant: His Life, Ideas, and Contemporary Influence on Economics and Law

GS.TS. Tristan Nguyen,

Giáo sư, Đại học Fresenius, Munich (CHLB Đức)

Hỗ trợ ngôn ngữ: TS. Phạm Vũ Lan Anh,

Trường Đại học Thái Bình Dương

14:00

5.

Kantian Perspective on Perpetual Peace: Optimism and Pessimism in Great Power Politics – The Case of U.S. Engagement with China

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành,

Phó Giáo sư Kinh tế học, Trường Đại học Thái Bình Dương; Cố vấn kinh tế, Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm kỳ 2011-2016

14:30

 

Giải lao

Ban tổ chức

 

 

ĐỒNG CHỦ TRÌ PHIÊN 2

(Tiếng Việt)

PGS.TS. Nguyễn Duy Phương; TS. Lê Xuân Thân; TS. Dương Văn Hậu

 

6.

Mối quan hệ giữa đức lý và pháp quyền: Từ lịch sử đến đương đại

PGS.TS. Trương Hồ Hải

Viện trưởng, Viện Nhà nước & Pháp luật,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

15:10

7.

Luân lý và pháp quyền: Một góc nhìn từ triết học Kant và phê phán hiện đại

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật (ĐHQGHN)

Cố vấn chuyên môn, ĐH Tôn Đức Thắng

15:30

8.

Một vài diễn giải triết học về ý niệm công lý

TS. Trần Trí Dũng, ĐH Thái Bình Dương,

Phó Chủ tịch, Trung tâm Trọng tài QT BIAC

15:50

9.

Pháp quyền: Giá trị phổ quát của nhân loại, mục tiêu hướng tới của việt nam

GS.TS. Vũ Công Giao
Ủy viên Hội đồng Giáo sư ngành Luật học

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu QCN – QCD

16:10

10.

Bàn về cơ sở của triết học đạo đức và vai trò của đạo đức trong xây dựng đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh

TS. Nguyễn Thái Bình, GV chuyên gia, Khoa Luật và QLNN, Trường ĐH Thái Bình Dương,

Phó Trưởng ban, Ban Dân vận, Tỉnh Ủy Gia Lai

16:30

 

Giải lao

Ban tổ chức

 

11.

Một số báo cáo tiêu biểu khác

Các phiên song song (dự phòng):
Các tác giả nộp bài từ Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam và các đơn vị khác

16:30 -18:30